Trang trí bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ là một nghi thức thiêng liêng, thể hiện sự biết ơn và tôn kính của con cháu dành cho tổ tiên và những người đã sinh thành dưỡng dục. Một bàn thờ được trang trí đúng cách không chỉ mang lại không gian linh thiêng mà còn giúp gắn kết tình thân, mang lại phúc lộc và bình an cho gia đình. Trong bài viết dưới đây, Berry Green Case N sẽ hướng dẫn bạn cách bài trí bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ một cách trang trọng, hợp phong thủy và đầy ý nghĩa, giúp mỗi gia đình vừa giữ được nét truyền thống vừa tạo nên không gian tôn nghiêm để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.
Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ là gì và thờ ai?
Cửu Huyền Thất Tổ có rất nhiều cách giải thích nên rất khó định nghĩa được 4 chữ ( Cửu – Huyền – Thất – Tổ). Chúng ta có thể hiểu nôm na Cửu Huyền là 9 đời bao gồm (cao tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chút) và Thất Tổ được xem là thờ 7 ông tổ (cao, tằng, tổ, cao, cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ). Với mục đích là tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, những bật sinh thành, lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên đã có công nuôi dưỡng. Đối với những người am hiểu về phong thủy và vị trí thì bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ có liên quan đến sự may mắn, thịnh vượng của gia đình.
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể hiểu theo 2 cách như sau
Cách 1: Tính từ bản thân của chính mình
Cửu Huyền: Bản thân mình là 1, cha của bạn là 2, ông nội là 3, ông cố là 4, ông sơ là 5, cha của ông sơ là 6, ông nội của ông sơ là 7, ông cố của ông sơ l98, ông của ông sơ là 9.
Thất tổ: Lấy Cửu Huyền trừ đi đời của mình và cha của mình ra là còn thất tổ.
Cách 2: Tính theo từ trên xuống
Cửu Huyền: Ông sơ của mình là 1, ông cố của mình là 2, ông nội của mình là 3, cha của mình là 4, bản thân mình là 5, con của mình là 6, cháu nội mình là 7, cháu cố mình là 8, cháu sơ mình là 9.
Thất Tổ: Tính từ đời cha đến cháu sơ của mình.
Ý nghĩa trang trí bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ
Đây là nét đẹp văn hóa của Việt Nam về đa dạng về học thuật, tôn giáo và nghệ thuật,.. nơi văn hóa tâm linh đa dạng không chỉ trong cách thờ cúng, mà còn có ý nghĩa về lĩnh vực tâm linh và nét đẹp của con người nhớ về nguồn cội, công ơn sinh thành của cha ông.
Là một vật thể được thờ cúng và lưu truyền qua nhiều thế hệ, đây được coi như một tấm bảng quý giá có thể lưu giữ và ghi nhớ công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ và tổ tiên. Đồng thời đây là nét đẹp được lưu truyền của mỗi gia đình Việt Nam với truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Phân loại phổ biến khi thờ Cửu Huyền Thất Tổ
Có ba loại phổ biến khi thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ
- Bài vị: Ưu vị của bài vị Cửu Huyền Thất Tổ là kích thước gọn nhẹ có thể phù hợp với mọi loại bàn thờ. Ngoài sự gọn nhẹ, dễ dọn dẹp thì sự bền chắc cũng là một ưu điểm vượt trội của nó.
- Tranh thờ: Tranh thờ có kích thước khác nhau, tùy vào kích thước to hoặc nhỏ, tùy theo yêu cầu của gia chủ. Thông thường tranh Cửu Huyền sẽ có thêm chân đế để việc kê lên được thẳng đứng. Ưu điểm của tranh Cửu Huyền là giá cả phù hợp, đa dạng mẫu thiết kế và mẫu mã
- Liễn thờ: Liễn thờ có giá thành khá cao so với tranh thờ và bài vị. Liễn thờ Cửu Huyền thông thường liễn thờ Cửu Huyền sẽ được đặt ở chính giữa bàn thờ. Ưu điểm của liễn thờ Cửu Huyền là thiết kế đẹp, giúp làm đẹp và nổi bật cho toàn bộ không gian thờ cúng.
>>> Xem thêm: Top 5 ý tưởng trang trí nhà cửa Tết cực đẹp.
Cách trang trí bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ
Với mỗi gia đình cách bài trí bàn thờ tổ tiên là nơi linh thiên và quan trọng nhất. Việc trang trí bàn thờ sau cho đẹp mắt và phong thủy sẽ mang đến tài lộc, may mắn, cho gia đỉnh của gia chủ. Vậy cách trang trí bàn thờ cửu huyền thất tổ ra sau, cùng tìm hiểu nhé:
- Đỉnh thờ: Đỉnh thờ là vật phẩm được đặt ở vị trí trung tâm của bàn thờ và có ý nghĩa rất quan trọng. Khi bàn thờ có ngai khám thờ (loại bệ thờ đặt tượng hoặc bài vị), đỉnh thờ sẽ được đặt ngay phía trước và sát ngai khám thờ, giữ vị trí trung tâm bàn thờ. Nếu không có ngai khám thờ, đỉnh thờ sẽ được đặt ở chính giữa bàn thờ và sát vào trong cùng, biểu trưng cho sự vững chãi và uy nghiêm trong không gian thờ cúng.
- Đôi hạc thờ: Đôi hạc là biểu tượng của sự thanh cao, trường thọ, và hòa hợp với thiên nhiên. Hai con hạc được đặt đối xứng ở hai bên của đỉnh thờ và hướng mỏ hạc quay vào đỉnh. Điều này thể hiện sự kính trọng và lòng thành kính hướng về nơi thiêng liêng. Đôi hạc thờ không chỉ tăng thêm tính trang nghiêm mà còn mang ý nghĩa về sự bình an, hạnh phúc cho gia chủ.
- Đôi chân nến: Từ xưa đến nay mọi nhà đều sử dụng đôi chân nến bằng đồng thường được đặt tiếp nối với đôi hạc thờ ở hai bên, giúp cân đối các vật phẩm trên bàn thờ. Chân nến thường được đặt chếch theo hình chữ V, tạo góc mở về phía trước. Khoảng cách giữa các đồ thờ là từ 5-10cm để tạo sự thông thoáng và cân xứng. Khi thắp sáng, ánh nến từ đôi chân nến sẽ làm nổi bật không gian thờ cúng và tạo nên bầu không khí ấm cúng, linh thiêng.
- Đôi đèn thờ: Đôi đèn thờ thường được đặt ở vị trí ngoài cùng của bàn thờ, sát hai bên tường. Đèn thờ đặt cạnh đôi chân nến, tạo thành khung bao quanh khu vực chính giữa. Đèn thờ không chỉ có tác dụng chiếu sáng mà còn mang ý nghĩa cầu cho ánh sáng soi rọi đường đời, đem lại sự sáng suốt và may mắn cho gia đình.
- Đôi lọ hoa: Đôi lọ hoa bằng đồng được đặt ở hai bên bàn thờ, ngay phía trước đôi đèn thờ. Việc bài trí lọ hoa ở vị trí này tạo sự hài hòa với các đồ vật khác và giúp không gian thờ trở nên trang nhã. Hoa tươi trong lọ hoa cũng thể hiện lòng kính trọng, sự tươi mới và phước lành cho gia đình.
- Ống hương: Ống hương (hoặc đôi ống hương) thường đặt sát mép ngoài cùng của bàn thờ, dễ dàng cho việc lấy hương khi thắp. Ống hương giúp giữ gọn gàng các nén hương khi chưa sử dụng và thể hiện sự chu đáo, ngăn nắp trong việc thờ cúng.
- Bát hương: Bát hương là tâm điểm của bàn thờ và thường là nơi thắp hương để kết nối với thần linh, tổ tiên. Bát hương có thể là 1 hoặc 3 chiếc tùy theo phong tục của từng gia đình. Bát hương chính được đặt ở giữa, ngay phía trước đỉnh thờ. Đây là nơi để thể hiện lòng thành kính và lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên.
- Mâm bồng: Mâm bồng là khay nhỏ được sử dụng để đặt lễ vật như hoa quả, bánh kẹo dâng lên tổ tiên. Nếu sử dụng 2 mâm bồng, chúng sẽ được đặt ở hai bên cạnh bát hương. Nếu có 3 mâm bồng, thì 1 cái đặt ở giữa và phía trước bát hương, hai cái còn lại ở hai bên. Mâm bồng giúp tạo sự cân đối và trang nghiêm trên bàn thờ.
- Ngai chén: Ngai chén là bộ chén nước thường có 3 hoặc 5 chiếc chén, tượng trưng cho nước dâng lên thần linh hoặc tổ tiên. Ngai chén được đặt ở chính giữa, sát mép ngoài bàn thờ, ngay phía trước mâm bồng, tạo sự thuận tiện cho việc cúng lễ.
- Bộ đài thờ: Đài thờ là vật phẩm dùng để đựng rượu, nước hay các lễ vật khác dâng lên bàn thờ. Bộ đài thờ thường được đặt ở mép ngoài cùng, phía trước bàn thờ, tạo thành vòng cung bảo vệ các vật phẩm bên trong và tăng thêm phần trang nghiêm.
- Đồ trang trí khu thờ: Để tăng tính trang trọng và nghệ thuật cho không gian thờ cúng, nhiều gia đình thường sử dụng Hoành phi câu đối, Cuốn thư câu đối, Đại tự hoặc Liễn thờ. Những đồ trang trí này không chỉ mang ý nghĩa phong thủy, mà còn là những dòng chữ ca ngợi tổ tiên, giáo huấn con cháu và cầu mong bình an, phúc lộc. Đối với các phòng thờ lớn, có thể thêm Cửa võng (một loại cửa chạm khắc tinh xảo) và tranh thờ để tăng thêm vẻ cổ kính và linh thiêng.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách trang trí bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ và chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc và gặp nhiều may mắn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết nhé.