Bàn phím cơ (Mechanical Keyboard) là loại bàn phím sử dụng công tắc cơ học riêng biệt cho từng phím. Đây là một trong những loại bàn phím phổ biến nhất trong cộng đồng game thủ và những người làm việc nhiều với máy tính, do những ưu điểm vượt trội về cảm giác gõ, độ bền và độ chính xác. Vậy bạn đã biết những thành phần cấu tạo bàn phím cơ chưa? Sau đây BerrGreenCaseN sẽ giới thiệu cho bạn về cấu tạo và những thành phần của bàn phím cơ nhé!
1. Bàn phím cơ là gì?
Bàn phím cơ là bàn phím là bàn phím rời, dùng để hỗ trợ cho laptop, máy tính, ipad,… chúng sử dụng các nguyên tắc đàn hồi của lò xo bên trong các phím để tạo các độ nảy, tạo cảm giác mới lạ khi sử dụng thay vì các phím bằng cao su các phím thông thường.
2. Cách phân biệt bàn phím cơ?
2.1 Bàn phím giả cơ là gì?
Để đáp ứng nhu cầu của người dùng, đặc biệt là những người dùng không đủ tài chính để sở hữu một bàn phím cơ chính hãng. Các nhà nghiên cứu và phát triển đã tạo ra một bộ bàn phím có tên là bàn phím giả cơ.
Các mẫu bàn phím giả cơ hiện nay có ngoại hình và bố cục tương tự như bàn phím cơ hiện nay. Tuy nhiên cấu tạo bên trong thì khác biệt so với bàn phím cơ. Cơ chế tác động của bàn phím giả cơ giống như bàn phím thường với những miếng cao su được lót phía bên dưới của mỗi phím. Khi nhấn vào những phím độ nhạy của các phím sẽ không được nhạy nhanh như bàn phím cơ chất lượng.
Ngoài việc có ngoại hình và bố cục như bàn phím cơ thì bàn phím giả cơ vẫn mang lại trải nghiệm tuyệt vời, độ nảy và phản hồi của các bàn phím cũng gần tương tự bàn phím cơ. Tuy nhiên tuổi thọ của bàn phím giả cơ khá ngắn và đôi lúc sử dụng cũng có các phím không sử dụng được. Khoảng 5 triệu lần thì các phím sẽ suy giảm và phản hồi chậm không còn mạnh như trước nữa.
2.2 Bàn phím thường
Bàn phím thường là loại bàn phím được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất hiện nay. Điển hình là các công ty có máy tính để bàn, hoặc các lớp dạy tin học ở các lớp từ tiểu học đến trung học phổ thông. Giá thành của sản phẩm rẻ hơn các loại bàn phím khác rất nhiều. Cấu tạo của bàn phím là lớp màng cao su dưới các phím. Khi chúng ta gõ phím sẽ không có tiếng như các loại bàn phím khác. Khi tác động một lực quá mạnh thì sẽ làm hư phím và không sử dụng được nữa. Tuổi thọ của bàn phím này khá ngắn và không bền.
2.3 Bàn phím cơ
Bàn phím cơ là một loại bàn phím sử dụng các công tắc cơ học riêng lẻ cho từng phím bấm. Mỗi công tắc này bao gồm một phần tử điện và một phần tử cơ học hoạt động cùng nhau để đăng ký một lần nhấn phím
3. Cấu tạo bàn phím cơ gồm những thành phần nào?
Để tạo ra bàn phím cơ gồm rất nhiều bộ phận khác nhau để tạo thành, việc có một bàn phím cơ phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau và cần dành nhiều thời gian và nghiên cứu mới tạo ra được chúng. Dưới đây là các bộ phận chính để tạo nên một bộ bàn phím cơ hoàn chỉnh.
3.1 Keycap (nắp phím)
Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người dùng khi gõ phím. Vật liệu để tạo nên keycap thường được cấu tạo từ nguyên liệu chính là nhựa ABS và nhựa PBT 2 nguyên liệu này có độ bền cao và tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng cho người dùng. Đặc biệt chúng có rất nhiều màu sắc khác nhau giúp người dùng dễ dàng lựa chọn màu yêu thích của mình
3.2 Switch (công tắc cơ học)
Đây là bộ phận chính và quan trọng nhất của bàn phím cơ. Swith có rất nhiều loại khác nhau, mỗi with sẽ mang lại âm thanh gõ phím khác nhau. Các with phổ biến hiện nay là Cherry MX, Razer, Romer – G và nhiều loại khác nhau.
3.3 Vỏ switch
Vỏ bảo vệ switch bảo vệ các thành phần quan trọng bên trong swith lại với nhau. Vỏ bảo vệ thường được làm từ nhựa, tạo cảm giác gọn nhẹ và cầm chắc tay cho người tiêu dùng.
3.4 Stem (thân switch)
Đây là phần của switch giúp di chuyển lên xuống khi bạn nhấn phím. Stem có nhiều loại màu sắc khác nhau giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn.
3.5 Lò xo
Lò xo thường nằm trong các phím, nó có tác dụng đẩy lại phím trở lại vị trí ban đầu khi bạn nhấn phím và tăng độ đàn hồi.
3.6 PCB (bảng mạch in)
PCB là bảng mạch mà các switch được gắn vào. PCB chịu trách nhiệm truyên tín hiệu từ switch đến vi xử lý của bàn phím
3.7 Plate (Bản đỡ switch)
Plate là một tấm kim loại hoặc nhựa cứng giúp cố định các switch vào vị trí cố định trên PCB, giúp tăng độ bền và ổn định cho bàn phím.
3.8 Stabilizers (Thanh cân bằng)
Các thanh cân bằng được sử dụng cho các phím dài như phím cách, Enter, Shift, và Backspace để đảm bảo rằng phím được nhấn đều và mượt mà, không bị lệch.
3.9 Controller (Bộ điều khiển)
Đây là bộ vi xử lý điều khiển tất cả các hoạt động của bàn phím, bao gồm việc xử lý các tín hiệu từ PCB và gửi chúng đến máy tính.
3.10 Cable (Dây cáp)
Dây cáp kết nối bàn phím với máy tính. Cáp có thể là loại tháo rời hoặc cố định, và có thể sử dụng cổng kết nối USB hoặc các loại kết nối khác.
4. Ưu điểm và nhược điểm của bàn phím cơ
4.1 Ưu điểm của bàn phím cơ:
- Độ bền cao:
Tuổi thọ công tắc: Công tắc cơ học thường có tuổi thọ từ 50 triệu đến 100 triệu lần nhấn, cao hơn rất nhiều so với các công tắc màng (membrane switches).
- Cảm giác gõ phím tốt:
Phản hồi xúc giác và âm thanh: Các công tắc cơ học cung cấp phản hồi xúc giác rõ ràng và âm thanh click đặc trưng (tùy thuộc vào loại công tắc), giúp người dùng cảm nhận được từng lần nhấn phím.
- Tùy chỉnh và sửa chữa dễ dàng:
Keycap có thể thay thế: Người dùng có thể dễ dàng thay thế các keycap để tùy chỉnh bàn phím theo ý thích.
- Sửa chữa:
Công tắc cơ học có thể thay thế dễ dàng khi bị hỏng, giúp kéo dài tuổi thọ của bàn phím.
- Hiệu suất cao:
Độ nhạy và tốc độ phản hồi: Bàn phím cơ thường có độ nhạy và tốc độ phản hồi cao, phù hợp cho cả gõ văn bản và chơi game.
- Tính năng bổ sung:
Anti-ghosting và N-key rollover: Cho phép nhận diện chính xác nhiều phím nhấn cùng lúc mà không bị lỗi, rất quan trọng cho game thủ.
4.2 Nhược điểm của bàn phím cơ:
- Giá thành cao:
Bàn phím cơ thường đắt hơn so với bàn phím màng, do công nghệ sản xuất công tắc cơ học phức tạp và chi phí vật liệu cao hơn.
- Trọng lượng và kích thước:
Bàn phím cơ thường nặng và cồng kềnh hơn, không thuận tiện cho việc di chuyển hoặc sử dụng trên các không gian làm việc nhỏ.
- Tiếng ồn:
Một số loại công tắc cơ học (như Cherry MX Blue) phát ra tiếng click khá lớn khi gõ, có thể gây phiền nhiễu cho người xung quanh, đặc biệt trong môi trường làm việc yên tĩnh.
- Yêu cầu bảo dưỡng:
Bảo trì: Bàn phím cơ cần được làm sạch và bảo trì thường xuyên để đảm
5. Nên mua bàn phím cơ ở đâu?
Việc sở hữu cho mình một bộ bàn phím cơ chất lượng và uy tín thì bạn nên tìm hiểu kỹ về các tính năng, chất lượng và xem nó có phù hợp với mình không nhé!
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm và bài viết hay đã đến với BerryGreenCaseN nhé. Mãi yêu